Câu chuyện khởi nghiệp của những người nổi tiếng
Những thành công rực rỡ của những nhà khởi nghiệp nổi tiếng như Mark Zuckerberg với Facebook, Bill Gate với Microsoft hoặc Larry Page với Google khiến cho hình ảnh của những nhà khởi nghiệp nổi tiếng trở nên lấp lánh và lôi cuốn những người đang nuôi mộng làm giàu
Những câu chuyện về chuyến du lịch của Mark Zuckerberg đến Việt Nam, hay tài sản thừa kế của Bill Gate thu hút rất lớn sự quan tâm của cộng đồng. Việc những doanh nhân này khởi nghiệp khi chưa tốt nghiệp đại học cũng là vấn đề được nhiều người đem ra bàn luận về thời điểm khởi nghiệp của giới trẻ
Kênh truyền hình ABC của Mỹ còn thực hiện một chương trình thực tế mang tên “Shark Tank”(dịch sang tiếng việt nghĩa là nơi quy tụ những ông trùm về kinh doanh), chương trình này thu hút hàng triệu lượt xem mỗi tuần. Nhiều câu nói của những người nổi tiếng trong chương trình này đã có sức lan toả mạnh mẽ trong cuộc sống hàng ngày tại Mỹ. Giờ đây cụm từ “Khởi Nghiệp“ được gắn liền với sự nổi tiếng không khác gì một ngôi sao ca nhạc.
Thế nhưng, khi khái niệm khởi nghiệp được phổ biến rộng rãi và được giới kinh doanh sử dụng vô tội vạ và tạo nên những nhà khởi nghiệp theo trào lưu. Nhiều chuyên gia gắn kết 2 từ “Khởi Nghiệp” với những người có tư duy đột phá trong lĩnh vực mà họ làm việc. Tuy nhiên, để Khởi nghiệp thành công cần đỏi hỏi ở họ nhiều hơn tư duy đột phá. Một nhà khởi nghiệp đúng nghĩa phải là một người làm việc chuyên nghiệp, có suy nghĩ, ý tưởng đột phá và điều quan trọng nhất họ phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro rất lớn để ý tưởng kinh doanh của họ mang lại lợi nhuận
36% các Startup thất bại ở năm thứ 2
Theo website Statisticbrain.com, khoảng 36% các nhà khởi nghiệp thất bại ở năm thứ 2. Những nhà khởi nghiệp đúng nghĩa sẵn sàng chấp nhận rủi ro này. “Những nhà khởi nghiệp thực chất họ không ngừng suy nghĩ về công ty của mình, còn những người theo trào lưu thì luôn suy nghĩ đến thành công của người khác” Một chuyên gia CEO cho biết.
Những Startup theo trào lưu đứng trước nguy cơ thất bại rất cao, Những lý do sau có thể nói lên sự thật bại của những người khởi nghiệp theo phong trào
Những người khởi nghiệp theo trào lưu thường hay lo nghĩ về những ý tưởng của mình mà không bao giờ mạnh dạng thử nghiệm sản phẩm của họ. Họ thường không quyết liệt tìm kiếm nguồn vốn đầu tư ban đầu, hoặc vẽ ra ý tưởng, mục tiêu quá lớn hoặc không rõ ràng làm cho những nhà đầu tư không tin tưởng. Họ trì hoãn hoặc chần chừ việc bắt tay vào việc kinh doanh của mình, không dám thực hiện chỉ biết nói và mơ mộng. Họ luôn có cảm giác sợ thất bại và luôn ngán ngẫm trước những thất bại và lý do lớn nhất khiến những nhà khởi nghiệp theo trào lưu thất bại chính là mục tiêu khởi nghiệp của họ chỉ dừng ở tiền bạc. Họ thiếu đi sự đam mê, sáng tạo về lĩnh vực mà mình khởi nghiệp, thiếu đi sự “phát rồ” về ý tưởng của mình.
Nếu một người bước vào con đường khởi nghiệp với động lực duy nhất là bởi độ hót của cụm từ Startup và thiếu đi nhiệt huyết, quyết tâm biến ý tưởng đó trở thành lợi nhuận thì chắc chắn họ là những người khởi nghiệp theo trào lưu. Giá trị cốt lõi của một nhà khởi nghiệp chính là giải quyết được một vấn đề hoặc đáp ứng một nhu cầu nào đó của xã hội
Bởi vậy nhiều người thường nói thành công là một hành trình chứ không phải là điểm đến.
Nguồn: Đồng Hành Xanh Sưu Tầm