Mỗi quốc gia, dù lớn hay nhỏ, dù theo thể chế chính trình hay trường phái kinh tế nào cũng trông cậy vào làn sóng khởi nghiệp trong khối tư nhân để phồn vinh. Nhưng đâu là thời điểm thích hợp để khởi nghiệp ? Bây giờ hay sau này ? Ai có thể khởi nghiệp ? Nhà khởi nghiệp gen di truyền hay qua quá trìn luyện tập.
Còn gì tuyệt vời hơn khi chúng ta có đầy đủ những yếu tố thiên thời, địa lợi nhân hoà để khởi nghiệp. Chúng ta có thể chờ kinh tế hồi phục, chờ cho ngân hàng hạ lãi suất hay chờ cho nhà nước có chính sách hỗ trợ.
Chúng ta có thể chờ cho đến khi tích luỹ đủ vốn liếng, kinh nghiệm. Chúng ta có thể chờ hoàn thành chương trình thạc sỹ để có kiến thức vững chắc. Hoặc chúng ta có thể bắt đầu ngay khi nhìn thấy cơ hội xung quanh, mặc dù mọi thứ vẫn đang rất khó khăn.
Vào năm 2005, khi nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng tốt Khi mà chàng trai Mark Zuckerberg (Nhà sáng lập và giám đốc điều hành Facebook) đến gặp các nhà đầu tư và tìm nguồn vốn cho dự án mạng xã hội Facebook của mình. Mark thuộc dạng vô nghề nghiệp, vô gia cư, vô bằng cấp (thời đó cậu đang là sinh viên năn 2 đại học và vừa bỏ học)
Ban đầu Mark chỉ định dùng Facebook nhằm kết nối các sinh viên giữa các trường đại học với nhau. Nhưng sau 5 năm, từ ý tưởng nhỏ bé đó, Facebook nhanh chóng phát triển và trở thành mạng xã hội lớn nhất thế giới, dần đi sâu vào mọi ngóc ngách trong cuộc sống và Mark trở thành tỷ phú.
Học hành đến nơi đến chốn đóng vai trò cho thành công của nhiều nhà khởi nghiệp. Sergey Brin và Larry Page (là sáng lập viên của google) cả 2 người đều có bằng tiến sỹ của đại học danh giá Stanford . Hầu hết thì hiện nay ai cũng biết những tiện ích mà google mang lại cho chúng ta. Vậy không có học vấn thì sao ?
Mark Zuckerberg dù sao cũng học dang dở năm 2 đại học, Richard Branson (nhà sáng lập điều hành tập đoàn Virgin ) không có một ngày ngồi ghế đại học. Ông còn mắc hội chứng khó đọc bẩm sinh (Dyslexia). Ngày nay Virgin là tập đoàn đa quốc gia, đa ngành nghề.
Nhưng nếu tạm bỏ qua những yếu tố học vấn hay trời phú. Chúng ta có thể nhận ra những “gen” chung của những nhà khởi nghiệp này là họ đam mê công việc, khát khao thành công đến mức độ cuộc sống cá nhân trở thành thứ yếu. Họ không có khái niệm làm việc từ 8 h sáng đến 5h chiều. Họ có suy nghĩ khác.
Họ không bao giờ sợ từ chối, họ không sợ bị chỉ trích, họ không sợ thất bại. Họ sẵn sàng sống chung với sự cô đơn, nổi sợ hãi, rủi ro và áp lực hằng ngày. Họ hiểu và luôn biết tận dụng sức mạnh của công nghệ.
Vậy khởi nghiệp có gen DNA di truyền hay qua rèn luyện ?
Câu nói của Richard Branson “Nếu nhìn xung quanh bạn, hầu hết những doanh nghiệp thành công đều có nền tảng bắt nguồn từ một hay vài cá nhân dám kiên trì biến tầm nhìn thành hiện thực…” Phát biểu của vị doanh nhân này là câu trả lời cho câu hỏi ở trên.
Theo Báo doanhnhansaigon.