“Một thái độ tích cực thể hiện qua cách hỏi làm thể nào để thực hiện công việc, thay vì nói rằng công việc đó không thể hoàn thành”.
“Nên tránh những tính huống có thể dẫn đến thất bại, là thất bại lớn nhất của bạn”.
Cải thiện cách nhìn và cảm nhận về cuộc sống là điều đầu tiên nên thay đổi và cải thiện để phát triển năng lực bản thân. Phải nhìn nhận mọi vấn đề theo hướng tích cực và giữ vững tinh thần lạc quan để tìm hướng giải quyết tốt nhất.
- Tìm kiếm những điểm tích cực trong tình huống tiêu cực.
Một trong những cách đơn giản và hữu hiệu nhất nhằm xây dựng cách nhìn nhận tích cực hơn , hãy đặt những câu hỏi hữu ích và tích cực mang tính xây dựng càng thường xuyên càng tốt.
Tại thời điểm một tình huống chuyển biến theo hướng tiêu cực , thời điểm mà dễ phạm sai lầm và vấp ngã, hãy đặt câu hỏi:
“Điều gì tốt nhất trong tình huống này?‘.
“Đâu là cơ hội tiềm năng trong tình huống này ?”
Như vậy sẽ tốt hơn nhiều so với cách nhìn nhận trước đây – Tự hỏi tại sao mình kém đến thế và từ đó bất mãn và làm cho tình trạng ngày càng tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, không phải trong tình huống nào cũng đặt câu hỏi đó ngay lập tức. Nên cần ít thời gian để xử lý suy nghĩ cảm xúc của mình. Việc ép buộc phải suy nghĩ theo hướng tích cực trong khi cảm xúc hổn loạn sẽ không bao giờ mang lại hiệu quả.
- Sống và trao dồi kiến thức trong môi trường tích cực.
Những người bạn chọn và dành thời gian với họ cũng với những thông tin bạn nhận được từ xa như TV hay Internet sẽ ảnh hưởng lớn đến cách mà bạn nhìn nhận vấn đề.
Hãy tự đặt câu hỏi cho mình:
- Người tiêu cực bạn thường tiếp xúc là ai ?
- Nguồn thông tin tiêu cực bạn thường xuyên tiếp xúc là ở đâu ?
Hãy xem xét kỹ những câu trả lời cho những câu hỏi trên và tìm cách giảm thiểu thời gian tiếp xúc với người hoặc thông tin tiêu cực trên. Và dành thời gian nhiều hơn để tiếp xúc với nguồn thông tin tích cực.
- Hãy Bước Đi Chậm Rãi.
Mỗi khi bạn đi quá nhanh hoặc làm một việc gì đó vội vã thì bạn dễ phạm sai lầm hơn và căng thẳng lại ngày càng tích tụ.
Nhưng nếu bạn di chuyển chậm rãi, làm việc, ăn uống chậm hơn – điều đó sẽ làm cơ thể bạn thoải mái và bình tĩnh hơn. Điều đó sẽ giúp bạn suy nghĩ vấn đề dễ dàng và mang tính xây dựng hơn.
4. Đừng làm chuyện bé xé ra to
Rất dễ dàng bạn để mất quan điểm của bản thân và đặc biệt khi bạn gặp tình huống căng thẳng. Vì thế mọi việc dù nhỏ nhưng nó trở thành ngọn núi lớn kiểm soát tâm trí của bạn.
“Không” hãy hét lên trong tâm trí bạn khi những suy nghĩ bắt đầu hình thành trong tâm trí bạn. Hãy hít thở thật sâu và sau đó thở ra bằng bụng.
Hãy tập trung. Hãy đặt câu hỏi cho những suy nghĩ của bạn hoặc hãy nói chuyện với những người gần gũi bạn để họ có những quan điểm khách quan về tình huống bạn đang gặp. Hãy đặt câu hỏi nếu mình xử lý như thế này thì 1 tháng sau sẽ như thế nào ? 1 năm sau sẽ như thế nào ? sau này sẽ như thế nào ?
- Nên cho đi sự tích cực.
Khi chúng ta cho đi 1 thứ, chúng ta thương mong muốn nhận lại được hoặc hơn những thứ đã cho đi.
Nên nhớ điều bạn cho đi là thứ quý giá nhất, không phải là bạn cho ai ? vào thời điểm nào ? mà điều bạn cho đi và cách bạn đối xử với người đó là điều bạn nhận lại
Hãy lắng nghe, khi một người muốn tâm sự với bạn, đôi khi họ không cần một lời khuyên từ bạn, thứ họ cần chỉ là cần một người có thể lắng nghe tâm sự của họ