Một trong những yếu tố chính góp phần vào thành công của google là nhờ vào việc quản trị nhân sự không giống ai của mình.
Điều đáng ngưỡng mộ trong cách ông lớn này điều hành hơn 62.000 nhân viên của mình là lãnh đạo phòng nhân sự dựa trên dữ liệu thực tế, chứ chẳng phải thuần tuý như trên giấy bút, nhằm tiến hành chiến lược quản trị và đưa ra quyết định.
1. Để nhân viên “tự do trong khuôn khổ”:
Các bộ óc lỗi lạc tại google đã phát hiện ra rằng khi các nhà lãnh đạo thường xuyên nhất quán, công bằng cũng như tạo điều kiện cho cấp dưới “bắt bài” trong lúc đưa ra quyết định thì nhân viên sẽ cảm thấy tự do hơn cũng như có trải nghiệm làm việc tốt hơn.
Lý giải về việc này Laszlo Bock – Trưởng bộ phận nhân sự của google cho rằng: khi thực hiện chiến lược quản trị như thế, nhân viên sẽ biết được bản thân mình tự do trong khuôn khổ nhất định và có thể làm bất cứ điều gì mình muốn trong khuôn khổ nhất định. Nếu như người quản lý kèm cập, nhúng sâu vào mọi việc cấp dưới sẽ chẳng biết đường nào mà lần. Khi ấy, phần lớn nhân viên sẽ chẳng biết điều gì nên hay không nên làm, dần dà dẫn đến sự bức bách và bó hẹp trong môi trường làm việc.
2. Đặt giá trị tinh thần làm mục tiêu kinh doanh.
Khi xây dựng văn hoá doanh nghiệp, google chú trọng nhất vào nhiệm vụ của mình, đó là “tổ chức thông tin của thế giới và khiến chúng trở nên hữu ích cũng như dễ dàng truy cập trong phạm vi toàn cầu”. Điểm khác biệt chính của nhiệm vụ này và “tuyên ngôn” của các doanh nghiệp khác đó chính là không đến cập đến giá trị lợi nhuận, thị trường hay bất kỳ vấn đề nào liên quan đến cố phần và khách hàng cả.
Nhiệm vụ này giúp cho mỗi cá nhân tìm ra được ý nghĩa trong công việc của mình, vì nó gắn liền với các giá trị đạo đức và tinh thần hơn chỉ đơn thuần là mục tiêu kinh doanh. Chính điều này đã thu hút nhiều nhân tài khao khát được làm việc trong môi trường như vậy.
3. Sẵn sàng chia sẻ mọi thứ.
Sau nhiệm vụ, tính minh bạch chính là yếu tố thứ 2 làm nên văn hoá của google. Đơn cử một kỹ sư phần mềm mới nhận việc sẽ có quyền truy cập gần như hầu hết các mã hệ thống ngay trong ngày làm việc đầu tiên.
Sự “thoáng” thể hiện quan việc sẵn sàng chia sẻ thông tin của google, khác hoàn toàn so với lối quản trị truyền thống, phân cấp, chỉ huy và kiểm soát đồng thời cũng xoá nhoà sợi dây liên kết giữa các nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp. Lợi ích cao nhất của kiểu quản trị nhân sự như google là mọi nhân sự đều biết chuyện gì đang diễn ra tại công ty.
Chia sẻ thông tin cũng là một yếu tố góp phần nuôi dưỡng tinh thần đoàn kết. liên kết giữa các phòng ban, giảm bớt tính cạnh tranh cũng như việc “đâm sau lưng” hay thói quan liêu của cấp trên đối với cấp dưới . Chính sách này có giúp mọi người hiểu rõ được mục tiêu khác nhau giữa các phòng ban, nhờ đó tránh được việc ganh đua nội bộ.
Về “văn hoá chia sẻ” trong doanh nghiệp, Bock nói ngắn gọn: “Nếu doanh nghiệp bạn tự tin nói răng nhân viên là tài sản quý giá nhất của công ty mình thì việc minh bạch và chia sẻ phải là mặc định. Nếu không làm được thì bạn chỉ đang gạt mình, gạt người mà thôi. Một mặt bạn nói nhân viên của mình quan trọng, mặc khác bạn không xem nhân viên ra gì cả”.
4. Tiếp thu mọi ý kiến của nhân viên.
Tại đây tiếng nói nhân viên là nền tảng quan trọng thứ ba giúp định hình văn hoá doanh nghiệp. Nhân viên đóng góp bằng suy nghĩ, nguyện vọng của mình, còn ban lãnh đạo tin và sự thành tín của nhân viên đến mức cho họ cùng đề xuất ý kiến cho doanh nghiệp. Đây có thể là cơn ác mộng của nhiều doanh nghiệp, nhưng tại google nó phát huy tác dụng hiệu quả. Những chiến lược quản trị nhân sự của ông lớn công nghệ này được đề xuất bởi chính những người làm công ăn lương tại đây.
Vào năm 2009, các Googler than phiền với ban lãnh đạo về việc ngày càng khó hoàn thành chỉ tiêu đề ra cho mức độ tăng trưởng công ty quá nhanh. Nhận thấy được sự đúng đắn trong ý kiến của cấp dưới. CFO của Google khi đó đã cho tiến hành một chương trình danh riêng cho Googler với tên gọi Bureaucracy Busters (Phát hiện bất cập) Ý tưởng này cho phép Googler nói lên bức xúc của mình đồng thời cùng giúp công ty khắc phục chúng.
Khỏi cần phải nói cũng biết, tinh thần nhân viên được lên dây cốt mạnh mẽ như thế nào khi đích thân họ được tham gia, đóng góp ý kiến và cải thiện hệ thống làm việc nhằm giúp doanh nghiệp tiến bộ đi lên