Lâu nay, nhiều người vẫn hay nhầm lẫn về vai trò, chức năng của người quản lý và nhà lãnh đạo. Ở một số công ty người lãnh đạo thường kiêm luôn vị trí quản lý nên thường công việc bị chồng chéo hay không có môt sự phân công công việc rõ ràng
Một công ty muốn thành công và lâu dài thì nên có sự phân công vị trí rõ ràng và cụ thể. Hầu hết những vai trò khác đều dễ dàng xác định. Tuy nhiên với vị trí quản lý và lãnh đạo thật sự rất khó phân biệt
Khi doanh nghiệp phát triển đến một quy mô tương đối : tạo dựng được thương hiệu, phân tầng quản lý và dần hình thành văn hoá công sở thì việc ý thức được vai trò của nhà lãnh đạo và người quản lý càng trở nên quan trọng
3 điểm khác biệt rõ nét giữa nhà lãnh đạo và quản lý
- Lãnh đạo là người đưa ra ý tưởng và quản lý là người thực thi ý tưởng
Người lãnh đạo có nhiệm vụ nghĩ ra ý tưởng mới và đưa và kế hoạch của công ty trong giai đoạn tiếp theo. yêu cầu bắt buộc một nhà lãnh đạo cần phải có đó là tầm nhìn và chiến lược, xây dựng kế hoạch thực hiện nó.Do đó họ cần phải có hiểu rõ về xu hướng thị trường mới nhất
Người quản lý có nhiệm vụ duy trì và giúp vận hành những gì đã thiết lập đúng kế hoạch. Người quản lý phải để ý, quan sát hiệu suất làm việc của nhân viên cấp dưới để đảm bảo công việc thực hiện đúng kế hoạch. Người quản lý chính là người làm việc trực tiếp với nhân viên cấp dưới cho nên họ hiểu rõ năng lực và sở trường của từng người qua đó giao công việc phù hợp với năng lực cũng như sở trường của nhân viên đó để họ phát huy hết năng lực của họ
- Người quản lý là người hỏi “Bao giờ? Như Thế Nào?” trong khi người lãnh đạo sẽ hỏi “Tại Sao?Cái Gì?”
Điểm khác biệt thứ 2 của người quản lý và nhà lãnh đạo chính là cách tiếp cận và xử lý vấn đề . Nhà lãnh đạo sẽ thường đặt câu hỏi cái gì và tại sao điều đó lại xảy ra. Nếu chẳng may công ty gặp phải một sai lầm trong kinh doanh thì nhà lãnh đạo sẽ hỏi “chúng ta học được gì sau những sai lầm này?” và “Làm sao để thực hiện tốt hơn những mục tiêu của chúng ta”. Còn đối với người quản lý họ sẽ tiếp cận và xử lý theo một hướng khác, khi gặp sai lầm thì họ thường không quan tâm đến những sai lầm đã xảy ra mà chỉ quan tâm đến thời gian và cách làm việc như thế nào để đáp ứng đúng yêu cầu và mục tiêu của công ty đề ra
3 . Lãnh đạo cũng cố niềm tin – Quản lý dựa và kiểm soát
Nhà lãnh đạo chính là người truyền cảm hứng cho nhân viên để họ biết làm thế nào là tốt nhất và cách đẩy nhanh tiến độ làm việc. Lãnh đạo không phải là những gì bạn làm mà là những gì người khác làm cho bạn. Nếu kế hoạch của bạn không ai thực hiện thì bạn không phải là một nhà lãnh đạo
Nếu mọi người, nhân viên hào hứng với ý tưởng kinh doanh của bạn thì chính là lúc bạn truyền được cảm hứng cho họ. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã tạo được niềm tin, sự tin tưởng của nhân viên dành cho mình. Điều này thật sự cần thiết với một người lãnh đạo trong thời đại nền kinh tế thị trường như thế này nhằm sốc lại tinh thần và niềm tin của nhân viên đối với sứ mệnh của công ty
Người quản lý chính là người duy trì việc kiểm soát với nhân viên, nhằm giúp nhân viên phát huy được khả năng và năng lực làm việc tốt nhất nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty, doanh nghiệp mình.Để làm được điều này thì người quản lý phải hiểu được rõ tâm tư nguyện vọng của nhân viên cấp dưới như lương bổng, chế độ…