Quyết định thành lập doanh nghiệp là một quyết định vô cùng quan trọng với bất kỳ nhà đầu tư nào, đặc biệt là những nhà khởi nghiệp.
Sau quyết định quan trọng đó, chính là lúc các nhà đầu tư chuẩn bị những thủ tục pháp lý chuẩn bị thành lập doanh nghiệp. Thủ tục pháp lý thành lập doanh nghiệp hiện nay khá đơn giản và thời gian xin cấp phép giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không dài, vậy nên có rất nhiều doanh nghiệp được thành lập trong thời gian gần đây.
Trong giai đoạn tiền thành lập này, các nhà đầu tư thường tập trung vào vấn đề thương mại khác của doanh nghiệp như tìm thị hiếu khách hàng tiềm năng, chọn địa chỉ đăng ký kinh doanh, tìm nguồn vốn, nguồn nhân lực, nguồn cung cấp nhằm phục vụ dự án kinh doanh của mình.
Việc làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thường được các nhà đầu tư xem nhẹ mà chỉ coi là bước thủ tục mà không đặt trọng tâm vào. Tuy nhiên, trên thực tế một số vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan đến thủ tục xin giấy phép đăng ký kinh doanh mà các nhà đầu tư cần lưu ý.
- Cần xác định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Xác định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp rất quan trọng vì ngoài thủ tục đăng ký kinh doanh thông thường, ở một số loại ngành nghề các nhà đầu tư phải đáp ứng được một số điều kiện đặc thù của ngành nghề mà pháp luật quy định cũng như việc thực hiện đúng các điều kiện đó trong suốt thời gian hoạt động kinh doanh.
Hiện nay, luật doanh nghiệp quy định các ba loại hình ngành nghề kinh doanh chính mà đòi hỏi nhà đầu tư phải thoả mãn một số yêu cầu đối với việc kinh doanh đó là.
- Cách ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
- Các ngành nghề kinh doanh đòi hỏi phải có vốn pháp định.
- Các ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề.
Đối với ngành, nghề kinh doanh được nên ở 1) thì tuỳ vào ngành nghề kinh doanh mà bắt buộc doanh nghiệp phải xin giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho ngành nghề kinh doanh đó (ví dụ như ngành sản xuất phim doanh nghiệp phải có đầy đủ giấy chứng nhận do cục điện ảnh cấp trước khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh), hoặc đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, trật tự xã hội, an toàn giao thông và các yêu cầu khác đối với yêu cầu hoạt động kinh doanh tại thời điểm thành lập doanh nghiệp.
Đối với các ngành nghề kinh doanh đòi hỏi vốn pháp định như nếu ở 2) thì (ví dụ như kinh doanh bất động sản phải có vốn pháp định 6 tỷ đồng, dịch vụ đòi nợ phải có vốn pháp định 2 tỷ đồng), các nhà đầu tư phải chuẩn bị các văn bản xác nhận vốn pháp định với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề như pháp lý, kế toán, luật sư,… thì tuỳ theo loại hình doanh nghiệp mà người quản lý doanh nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề khác nhau.
Do vậy, việc xác định những vấn đề nêu ở trên ngay từ đầu làm việc làm cần thiết của mỗi doanh nghiệp.
- Cần xác định rõ nguồn vốn điều lệ.
Các nhà đầu tư cần xác định rõ loại tài sản nào nhà đầu tư dùng để góp vốn thành lập doanh nghiệp (ví dụ như tiền đồng, vàng, ngoại tệ, cổ phiếu,…)
Riêng đối với tài sản không phải tiên, vàng, ngoại tệ, thì cần được các thành viên trong hội đồng thẩm định giá hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp để làm cơ sở cho việc góp vốn cũng như hoạch định kế toán thuế doanh nghiệp.
- Các xác định số lượng thành viên góp vốn và loại hình doanh nghiệp.
Số lượng thành viên góp vốn cũng ảnh hưởng đến loại hình doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp sau này.
Nếu chỉ có một nhà đầu tư duy nhất thì doanh nghiệp chỉ có thể là doanh nghiệp tư nhân với cơ chế quản lý chủ doanh nghiệp hay là công ty TNHH một thành viên.
Nếu có từ 2 thành viên trở lên thì các nhà đầu tư cần lựa chọn giữa việc công ty TNHH 2 thành viên hoặc công ty cổ phần (có hội đồng quản trị và hội đồng cổ đông)
Mỗi loại hình doanh nghiệp có cơ cấu quản lý có những thuận lợi, khó khăn riêng. Do đó, nhà đầu tư cần biết trước để lựa chọn loại hình doanh nghiệp cũng như cơ cấu quản lý cho phù hợp. Chọn sai sẽ lực cản, tạo sức ỳ, ngăn cản sự tăng trưởng hay thậm chi là làm cho doanh nghiệp phá sản.
- Lựa chọn tên cho doanh nghiệp.
Đặt tên cho doanh nghiệp cũng như đặt tên cho chính đứa con tinh thần của mình vậy. Nó chính là thương hiệu của doanh nghiệp, mà từ đó sẽ mang đến thành công hay thất bại cho doanh nghiệp.
- Cần xác định được địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm địa điểm trụ sở chính của doanh nghiệp thành lập và ngay cả địa điểm của các cơ sở của doanh nghiệp kinh doanh (nếu có). Hiện nay, doanh nghiệp startup không đủ chi phí thuê văn phòng truyền thống có thể lựa chọn phương pháp thuê địa chỉ đăng ký kinh doanh (hay còn gọi dịch vụ văn phòng ảo) để bắt đầu công việc kinh doanh của mình.