Kỹ năng giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng phong thái chuyên nghiệp, tự tin nơi công sở. Các chuyên gia cho rằng, ba yếu tố dẫn đầu tạo nên hình tượng cá nhân nổi bật: Họ hành động như thế nào ? Họ trông ra sao ? Họ nói những gì ?
Bạn là người công sở? Liệu bạn đã nhận thức đúng đắn phát ngôn của bản thân ? Có thể bạn chưa biết, nhưng có thể một vài câu nói vô ý của bạn sẽ khiến người đối diện khó chịu, hay tệ hơn là gây mất hoà khí trong giao tiếp. Hãy cư xử hài hoà, lịch sự với mọi người, biết đâu cơ duyên nghề nghiệp trong tương lai lại xuất phát từ những câu trò chuyện đơn giản hàng ngày.
10 phát ngôn không bao giờ nên dùng để hình ảnh bản thân trong cảm nhận của cấp trên và đồng nghiệp luôn ấn tượng và được yêu mến.
- “Điều này nghĩa là gì ?”
Có thể bạn dùng câu nói trên để tìm thêm gợi ý về những điều bạn chưa rõ, tuy nhiên đây là một câu hỏi mang sắc thái tiêu cực. Người nghe sẽ cảm thấy bạn thực sự không có thiện chí tìm hiểu vấn đề. Thay vì vậy, hãy dùng câu “Bạn có thể nói rõ ý kiến đó hơn không, mình chưa hiểu lắm”. Chắc chắn, sau câu nói đó cuộc trò chuyện sẽ trở nên cởi mở và thân thiện hơn.
- “Thật không công bằng”.
Bạn cứ mãi phàn nàn về việc mình bị đối xử bất công ra sao, cũng không thể khiến tình hình trở nên khá khẩm hơn. Khi bạn đề cập về vấn đề gì xoay quanh công việc hằng ngày, thì hành động kêu ca, than vãn sẽ khiến cho bạn kém tự tin, ù lì, dậm chân tại chỗ chỉ vì bạn luôn mang tâm lý ganh tị, bực dọc.
- “Đây không phải là nhiệm vu của tôi”
Trong một công ty, mỗi cá nhân đều được đảm nhận một công việc riêng, thật hoàn hảo nếu bạn thực hiện công việc của mình được giao với tinh thần trách nhiệm và nghiêm túc. Dù vậy, sẽ không ít lần bạn choàng luôn cả công việc của đồng nghiệp. Những lúc này hãy cân nhắc từng nhiệm vụ cụ thể và có thái độ cư xử một cách phù hợp, bởi vì khi xét đến cùng trách nhiệm sẽ chia đều cho mọi người trong thành công lẫn thất bại của toàn bộ dự án.
- “Chỉ là”.
“Tôi muốn kiểm tra liệu rằng….” , “Tôi chỉ là đang nghĩ xem liệu việc này”.
Cụm từ “Chỉ là” thường được thêm vào cuộc hội thoại nhằm mục đích giảm sự gay góc cho câu nói. Tuy nhiên, đôi khi sử dụng cách nói trên sẽ khiến ý kiến của bạn trở nên dè dặt, kém thuyết phục. Trong bất kỳ tình huống nào, ý kiến cá nhân là điều rất được mọi người hoan nghênh, vì thế, hãy thể hiện một chút uy lực trong câu nói suy nghĩ của bản thân, điều này có lợi cho bạn.
- “Tôi thực sự không biết tìm đâu ra thời gian”
Theo bạn nghĩ, bao nhiêu người sẽ tin vào lợi biện hộ này ? Đối với công việc bạn chưa hoàn thành được, dù bạn thật sự không có thời gian hoặc bạn quên bẵng đi mất, phương án trả lời hay nhất chắc chắn không phải “đổ lỗi” cho hoàn cảnh ! Khi được hỏi về công việc đã được giao , hãy đưa ra thời gian cụ thể bạn có thể hoàn thành một cách khéo léo, thay vị biện hộ cho sự chậm trễ của bản thân.
6. ”Không phải trách nhiệm của tôi, tôi đã gửi email một tuần trước”.
Việc bạn đã gửi email, không có nghĩa là bạn xong nhiệm vụ, khi đối tượng nhận email chưa trả lời sau vài ngày, việc bạn đổ lỗi cho họ sẽ không làm hình ảnh của bạn tốt đẹp hơn. Vì sao, bạn không chủ động liên hệ qua email trực tiếp hay một lời nhắc nhỏ họ qua điện thoại ? Ngoài việc luôn giữ được vai trò chủ động trong công việc thì chắc chắn không ai đỗ lỗi cho bạn vì công việc trì trệ.
- “Tôi ghét phải..” hoặc “Thật khó chịu khi…”
Cẩn trọng trong việc thể hiện cảm xúc bực dọc tại môi trường công sở là điều luôn cần được chú ý. Việc sử dụng những câu nói mang tính chất nóng nảy, đặc biệt là khi bạn nhắm trực tiếp đến một đối tượng, một công việc nào đó, điều đó thể hiện sự thiếu chín chắn và “mỗi lửa” dẫn đến nhiều mâu thuẩn khó giải quyết.
- “Đáng lẽ ra bạn nên.”
Chắc chắn sẽ không một ai được thoải mái khi bị chỉ tay điều khiến. Câu nói trên sẽ thực sự gây ra cảm giác khó chịu cho người nghe. Thay vào đó bạn hãy thử sử dụng những câu như “Trong tương lai, tôi có ý kiến chúng ta nên…”. Đây là một câu nói mang ý nghĩa tích cực hơn nhiều.
- “Xin lỗi, nhưng”.
Hãy xin lỗi khi bạn cảm thấy thật sự có lỗi, hoặc ái ngại về những gì bản thân mình đã gây ra. Việc giải thích, kể lễ những lý do khiến cho lời xin lỗi của bạn trở nên không thành thật và tạo cho người được xin lỗi cảm nhận rằng bạn đang rất khó chịu khi phải xin lỗi họ.
10. ”Thật ra thì…”
“Thật ra là mọi chuyện thế này cơ”. “Thật ra thì bạn nên biết đến những cách giải quyết này”….Bạn có thể thấy rằng cách nói chuyện này khá xa lạ ? Hơn thế nữa, việc này đồng nghĩa với việc bạn đang cố nói cho người đối diện rằng ý kiến hay việc làm của họ đã sai. Hãy góp ý họ bằng câu nói tích cực và thân thiện hơn.
Tham khảo thêm ứng xử với đồng nghiệp nơi công sở.