Lưu ý đây là bài viết chia sẻ kiến thức cơ bản về thuế GTGT dành cho những người mới khởi nghiệp kinh doanh. Hiểu hơn về thuế giúp DN đóng thuế ở mức thấp nhất có thể.
Về cơ bản Công ty có 2 hoạt động chính.
- Mua vào: Nhận hóa đơn từ nhà cung cấp gọi là hóa đơn mua vào, trong đó có thuế VAT mua vào.
- Bán ra: Xuất hóa đơn gởi cho khách hàng, trong đó có thuế VAT bán ra.
(Tổng thuế VAT bán ra – tổng thuế VAT mua vào = thuế VAT phải nộp).
- Tổng thuế VAT bán ra – Tổng thuế VAT mua > 0 => Doanh Nghiệp đóng Thuế vào cuối kỳ báo cáo.
- Tổng thuế VAT bán ra – Tổng thuế VAT mua = 0 => Doanh Nghiệp không phải đóng thuế VAT.
- Tổng thuế VAT bán ra – Tổng thuế VAT mua < 0 => Doanh Nghiệp được chuyển thuế để khấu trừ cho quý sau đó.
Lưu Ý:
- Tính thuế VAT theo quý, nghĩa là trong 1 quý nếu có tiền thuế VAT phải nộp thì nộp luôn chứ không chờ qua quý sau hoặc chờ cuối năm tổng kết lại.
( những cty có Doanh thu 100 tỷ/năm có thể chọn báo cáo theo tháng)
- Thuế VAT không liên quan đến lợi nhuận của Công ty mà chỉ liên quan đến hóa đơn mua vào và hóa đơn bán ra. Các chi phí như chi phí lương không làm thay đổi số tiền thuế VAT phải nộp cho cơ quan Thuế.
Ví dụ 1: Cty có doanh thu và phải xuất hóa đơn cho khách hàng là 200tr + 20tr thuế VAT. Cũng trong quý đó Công ty trả lương nhân công là 200tr. Như vậy Lợi nhuận của Công ty là (Doanh thu 200tr – Chi phí lương 200tr = 0), Công ty không có lời. Tuy nhiên vẫn phải đóng thuế VAT là 20tr, vì Công ty chỉ có hóa đơn bán ra mà không có hóa đơn mua vào.
Ví dụ 2: Cty mua 1 lô máy 500tr để sản xuất, người bán yêu cầu trả thêm 50tr mới xuất hóa đơn. Trong trường hợp bạn từ chối trả tiền thêm, vậy cái máy đó cũng không được tính vào chi phí của Công ty do không có hóa đơn mua vào. Nếu tại thời điểm mua máy, Công ty bạn phải nộp số tiền thuế VAT là 100tr. Thì việc trả thêm tiền để lấy hóa đơn mua lô máy là quyết định tốt hơn, như vậy cty vừa được giảm tiền thuế VAT đồng thời tiền mua máy được đưa vào chi phí hợp lý để giảm trừ thuế TNDN nếu có.
Ms Thi – CEO Đồng Hành Xanh !
Bình Luận 1