-
Thuế giá trị gia tăng là gì?
Thuế Giá Trị Gia Tăng (VAT): là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Các nhà sản xuất, thương nhân hoặc người cung cấp dịch vụ nộp thuế cho Nhà nước thông qua việc cộng số thuế này vào giá bán cho người tiêu dùng chịu.
Ví Dụ: mua hàng hóa tại siêu thị thì người mua sẽ trả tiền cho hàng hóa đã mua, trong giá tiền trả đã bao gồm tiền thuế giá trị gia tăng.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam và nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh.
-
Căn cứ và phương pháp tính thuế:
+ Giá tính thuế:
– Đối với hàng hoá, dịch vụ là giá bán chưa có thuế VAT;
– Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu, cộng với thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt ( nếu có).
+ Mức thuế suất thuế GTGT được qui định như sau:
Mức thuế suất 0% đối với hàng hoá xuất khẩu;
Mức thuế suất 5%, 10%,… tuỳ theo hàng hoá, dịch vụ ( xem biểu suất thuế GTGT)
+ Phương pháp tính thuế:
1.1. Phương pháp khấu trừ thuế:
Số thuế phải nộp bằng thuế GTGT đầu ra trừ (-) thuế GTGT đầu vào.
1.2. Phương pháp trực tiếp:
Thuế GTGT phải nộp thường được các doanh nghiệp áp dụng theo Biểu tỷ lệ GTGT và thu nhập chịu thuế tính trên doanh thu.
Phương pháp tính trực tiếp chỉ áp dụng đối với các đối tượng sau:
– Cá nhân, hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
– Hoạt động kinh doanh mua bán, vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ.

- Kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Khi mua tài sản, hàng hoá, dịch vụ, Kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT (liên 2) để hạch toán thuế GTGT đầu vào.
Khi bán hàng hoá dịch vụ, kế toán lập hoá đơn và ghi rõ thuế GTGT phải nộp trên hoá đơn. Căn cứ vào hoá đơn ( liên 1 dành cho người bán) để hạch toán thuế GTGT đầu ra. Cuối tháng kế toán khấu trừ thuế GTGT đầu ra với đầu vào theo công thức:
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
Có 2 trường hợp xảy ra:
– Số thuế GTGT đầu ra lớn hơn số thuế GTGT đầu vào : doanh nghiệp phải nộp số tiền chênh lệch này cho Cơ quan Thuế;
– Số thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn số thuế GTGT đầu vào: Doanh nghiệp được khấu trừ số chênh lệch này vào kỳ sau khi tính thuế.
Đối tượng nộp Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo Quý: Dành cho doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp có tổng doanh thu năm trước liền kề từ 50 tỷ trở xuống.
Đối tượng nộp Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo Tháng: Dành cho doanh nghiệp có tổng doanh thu năm trước liền kề trên 50 tỷ.
Ms Lài – Kế Toán Đồng Hành Xanh !
Đồng Hành Xanh cung cấp dịch vụ kế toán hỗ trợ các công ty với giá phù hợp.