TẠM NGƯNG HAY GIẢI THỂ CÔNG TY, LỰA CHỌN NÀO TỐT NHẤT.
Nền kinh tế Việt Nam đang trong gia đoạn hồi phục sau dịch Covid, nhờ sự nỗ lực của chính phủ và đội ngũ y bác sĩ. Sau khoảng thời gian khó khăn dịch bệnh, có những kẻ đã dừng cuộc đua vì không đủ sức, có những kẻ từ bỏ đường đua và rẽ sang một hướng khác. Nhiều doanh nghiệp ngấm đòn Covid, sau dịch vẫn không thể nào tiếp tục dẫn đến quyết định tạm ngưng hoạt động hay giải thể doanh nghiệp vì hoạt động kinh doanh sản xuất không mang lại lợi nhuận.
Vậy, chúng ta cần hiểu rõ hai khái niệm tạm ngưng và giải thể để đưa ra quyết định tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.
Tạm ngưng hoạt động doanh nghiệp.
Doanh nghiệp hoạt động nhưng không mang lại hiệu quả, chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp thay vì giải thể. Dừng lại một thời gian để tìm ra giải pháp để tiếp tục phát triển doanh nghiệp.

Tạm ngưng là thuật ngữ chỉ doanh nghiệp doanh nghiệp tạm thời không thực hiện các hoạt động kinh doanh. Dừng hoạt động công ty một thời gian (Tối đa 2 năm liên tiếp) và sẽ không phải chịu nghĩa vụ về thuế (Phí môn bài, kê khai…) trong khoảng thời gian đó. Doanh nghiệp không được ký hợp đồng, không được xuất hóa đơn hay có bất kỳ hoạt đồng nào trong suốt thời gian tạm ngưng.
Sau thời gian tạm ngưng, doanh nghiệp phải hoạt động trở lại nếu không phải làm thủ tục giải thể hoặc chuyển nhượng. Tại thời điểm đăng kí tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp sẽ không bị đóng mã số thuế. Phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh 15 ngày trước khi tạm ngưng hoạt động.
Giải thể doanh nghiệp hay còn gọi là đóng cửa doanh nghiệp.
Giải thể doanh nghiệp là điều mà không một chủ doanh nghiệp nào mong muốn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến giải thể doanh nghiệp như không đảm bảo được chi phí hoạt động cho công ty, trả lương nhân viên, nộp phí bảo hiểm, công đoàn và các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Kinh doanh không sinh lợi nhuận, thường xuyên thua lỗ dẫn đến việc phải lựa chọn giải thể doanh nghiệp.
Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp theo ý chí của doanh nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền với điều kiện doanh nghiệp phải đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác (theo Cục quản lý Đăng ký kinh doanh, Bộ kế hoạch và Đầu tư). Giải thể chỉ Doanh nghiệp còn đủ điều kiện để tồn tại như một chỉnh thể, một tổ chức nữa. Theo đó, giải thể doanh nghiệp được hiểu là việc chấm dứt tư cách pháp nhân và các quyền, nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp.

Trong vòng đời của doanh nghiệp, không tránh khỏi những khó khăn trong kinh doanh. Tuy nhiên doanh nghiệp có thể lựa chọn dừng hoạt động một thời gian nhất định. Đây là một dạng rút lui khỏi thị trường để có những kế hoạch giải pháp tốt hơn để phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, khi không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh, sản xuất, doanh nghiệp phải rút lui khỏi thị trường thông qua hình thức giải thể.
Các dịch vụ của Đồng Hành Xanh tại đây